Trong những năm qua, thực tiễn chuyển đổi số ở nước ta bước đầu đem lại một số kết quả nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng ngành, lĩnh vực nói riêng. Nhằm nâng cao nhận thức và tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long; tạo điều kiện giao lưu học hỏi giữa các nhà khoa học, Trường Đại học Cần thơ (ĐHCT) tổ chức Hội thảo: “Chuyển đổi số - Từ lý luận đến thực tiễn ở Đồng bằng sông Cửu Long” vào sáng ngày 09/12/2022, tại Hội trường 2, Nhà điều hành, Trường ĐHCT. Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của quý thầy cô, các nhà khoa học ở các trường, viện, các cơ quan, đơn vị trong cả nước.
Toàn cảnh Hội thảo tại Hội tường 2, Nhà điều hành, Trường ĐHCT
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT nhấn mạnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ, tạo chuyển biến lớn và tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan, góp phần phát huy nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, giúp giải quyết hiệu quả các mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Mặc dù, chuyển đổi số là cơ hội lớn, đồng thời nó cũng là thách thức, đòi hỏi các các quốc gia trên thế giới phải nghiên cứu, thích ứng kịp thời để đưa đất nước phát triển trong tình hình mới.
GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT, phát biểu khai mạc Hội thảo
Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Quyết định nêu rõ, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về các Văn kiện trình Đại hội XIII đã khẳng định: “Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số - Từ lý luận đến thực tiễn ở Đồng bằng sông Cửu Long” góp phần quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về chuyển đổi số, đẩy mạnh việc đưa Nghị quyết vào đời sống; nâng cao nhận thức và tìm kiếm giải pháp hiệu quả cho việc chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ tọa Hội thảo gồm: TS. Lê Ngọc Triết, Trưởng Khoa Khoa học Chính trị; TS. Trần Văn Hiếu và TS. Phạm Văn Búa, Phó trưởng Khoa Khoa học Chính trị, Trường ĐHCT
Hội thảo đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu, viết bài của các nhà khoa học, các nhà giáo của các trường đại học, cao đẳng, các học viện, các trường chính trị và các ban ngành liên quan từ khắp nơi trong cả nước. Kết quả, Hội thảo đã nhận được 54 bài viết trình bày những cách làm hay, kiến nghị những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển đổi số ở nước ta và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong số đó, 49 bài viết được chọn đăng trong Kỷ yếu của Hội thảo, là tài liệu tham khảo bổ ích đối với đông đảo bạn đọc trong việc nghiên cứu và giảng dạy về các nội dung như: Những vấn đề lý luận chung về chuyển đổi số, Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, Chuyển đổi số qua thực tiễn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
TS. Trần Văn Hiếu trình bày nội dung Chuyển đổi số ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
PGS.TS. Trần Sỹ Phán, Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo nội dung Quán triệt quan điểm “Người dân là trung tâm của chuyển đổi số”
ThS. Đinh Thị Kiều Oanh, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, báo cáo Xu hướng chuyển đổi số trong vận hành doanh nghiệp
ThS. Dương Thị Tuyết Trinh, Trường Cao đẳng Vĩnh Long, đề xuất Giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
ThS. Lâm Ngọc Quy, Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ, báo cáo Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
TS. Lâm Thị Kho, Học viện Chính trị Khu vực IV, báo cáo nghiên cứu về năng lực tiếp cận dịch vụ công trực tuyến của người dân trong bối cảnh chuyển đổi số ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
TS. Phạm Văn Búa chia sẻ nội dung Chuyển đổi số - Chủ trương của Đảng, quyết tâm của Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Ban Biên tập Website CTU
-
Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong...
-
Thông báo hủy Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa Khoa học Chính trị
Theo kế hoạch, Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học Cần Thơ sẽ được tổ chức vào cuối tháng 7 năm 2021. Tuy nhiên, do tình hình diễn biến phức tạp củ...
-
Kế hoạch giảng dạy và đăng ký học phần học kỳ 3, năm học 2020-2021
Trường Đại học Cần Thơ Thông báo Kế hoạch giảng dạy và đăng ký học phần học kỳ 3, năm học 2020-2021, như sau:...
-
Lịch thi đấu Hội thao truyền thống Trường Đại học Cần Thơ năm 2021
Ban Tổ chức Hội thao truyền thống Trường Đại học Cần Thơ năm 2021 vừa công bố Lịch thi đấu. Quý Thầy Cô và các em sinh viên xem tại liên kết sau: LICH_THI_DAU_HOI-THAO_LAN_THU-40_2...
- Thông báo Về việc mời họp mặt nhân dịp “Kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Cần Thơ”
- Lịch báo cáo LVTN, TLTN học kỳ 1, 2020-2021
- Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2020
- Đoàn khoa KHCT ra quân Hè tình nguyện năm 2020
- Kế hoạch giảng dạy và đăng ký học phần học kỳ 1, năm học 2020-2021