Kính mời Thầy Cô và các em sinh viên tham dự buổi Seminar của Bộ môn Những Nguyên lý Cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 

Thời gian: 13 giờ 30 phút, ngày 02/11/2018.

Địa điểm tổ chức: Phòng họp Khoa Khoa học Chính trị.

Một số nội dung báo cáo tại buổi Seminar:

1. Vận dụng những nhận thức mới của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới vào giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin. 

TS. Đinh Ngọc Quyên

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đến nay là đổi mới toàn diện, đồng bộ trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Thực chất của quá trình đổi mới là nhằm từng bước tạo ra cơ sở hạ tầng mới lẫn kiến trúc thượng tầng mới xã hội chủ nghĩa. Lý luận về hình thức kinh tế xã hội chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ: Trong kiến trúc thượng tầng thì nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng có tác động mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng và toàn xã hội. Do đó, bài viết đi sâu phân tích những nhận thức mới của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ Đại hội VI đến Đại hội VII của Đảng làm cơ sở chính trị cho việc tiếp tục đổi mới kiện toàn Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đó cũng là cơ sở cho sự vận dụng trong giảng dạy, học tập học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin.

2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với giai cấp công nhân Việt Nam.

ThS. Phan Văn Thạng

Thế giới đang chứng kiến một kỷ nguyên mới với những thành tựu đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), dựa trên nền tảng tích hợp công nghệ số với Internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau, mang lại cơ hội phát triển và thịnh vượng đến từng quốc gia, bất kể mức độ phát triển khác nhau. Trong nền kinh tế tri thức và CMCN 4.0, sứ mệnh lịch sử hiện nay vẫn thuộc về giai cấp công nhân hiện đại. Giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự dẫn dắt, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm bắt cơ hội CMCN 4.0 để tiếp tục sự nghiệp xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.

3. Quan điểm Marxist và phi Marxist về bất bình đẳng.

TS. Phan Văn Phúc

Bài viết phân tích những quan điểm nổi bật về bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản. Karl Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản là một cơ chế không ngừng tạo ra bất bình đẳng dựa trên quyền sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Sự tích lũy bất bình đẳng trong lòng xã hội tư bản là kết quả của quá trình tích lũy tư bản không ngừng và dẫn đến sự tự phủ định của bản thân nó để ra đời một xã hội mà phân phối của cải chủ yếu dựa vào lao động. Trái ngược với quan điểm của Marx, Kuznets lập luận rằng bất bình đẳng của chủ nghĩa tư bản có thể tự giảm xuống mà không cần phải có cơ chế tác động nào. Tuy nhiên, theo Piketty, số liệu thực tế của các nước không ủng hộ quan điểm này. Ông cho rằng bất bình đẳng có xu hướng tăng do có sự chênh lệch giữa gia tăng thu nhập của tư bản so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân. Giải pháp chủ yếu để giảm bất bình đẳng là sự can thiệp có hiệu quả của nhà nước vào quá trình phân phối và các cải thiện các chính sách an sinh xã hội.

4. Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiên nay

ThS. Hồ Thị Hà

Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, đã để lại cho dân tộc ta một triết lý giáo dục hết sức phóng phú và đa dạng. Với giới hạn bài viết này, tác giả đi sâu phân tích một số triết lý quan trọng mà Người đã dành nhiều tâm huyết cho giáo dục như: vị trí, vai trò, mục tiêu, phương pháp giáo dục và vai trò của người thầy. Những triết lý này có ý nghĩa to lớn đối với Đảng và Nhà nước trong việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà hiện nay. Đặc biệt, gắn trách nhiệm của giáo dục đại học với việc đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời đại cách mạng 4.0.

Kính mời Thầy Cô và các bạn sinh viên tham dự!

 

Thông báo

Số lượt truy cập

1390316
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
338
2600
10828
1390316

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 02923.872.006. Email: kkhct@ctu.edu.vn